5 bí quyết rèn luyện tính tự lập cho con

Tính tự lập là một đức tính rất cần thiết cho trẻ vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn giấu của trẻ, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt là cha mẹ sẽ giảm bớt lo lắng.

Bài viết cùng chuyên mục:

– 5 áp lực học tập đối với học sinh

Tuy nhiên, không phải đương nhiên tính tự lập của trẻ tự nhiên mà có được mà đó là cả một quá trình phấn đấu và rèn luyện trong một thời gian dài. Vậy làm thế nào để rèn luyện tính tự lập cho con? 5 phương pháp sau đây sẽ cho bạn những bí quyết hay và thú vị để rèn luyện tính tự lập cho con bạn:

5 cách rèn luyện tính tự lập cho con từ nhỏ

– Rèn luyện cho con càng sớm càng tốt: 

Thông thường một đứa trẻ phát triển bình thường thì ở độ tuổi từ 3 tuổi đến 5 tuổi là thời gian hợp lý nhất để rèn luyện cho trẻ. Bạn đừng nghĩ rằng như vậy là sớm quá bởi vì bạn càng bao bọc bao nhiêu thì trẻ lại càng không biết gì và để đến lúc trẻ trưởng thành thì rèn luyện tính tự lập càng khó khăn. 

Lúc đó, tính cách của bạn đã ổn định, rất khó để thay đổi. Vậy nên bạn hãy chọn giải pháp an toàn và hiệu quả nhất là từ lúc con còn nhỏ. Ông cha ta đã có câu rất hay: “Dạy con từ thuở còn thơ / Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”.

– Dạy cho trẻ những kỹ năng cơ bản: 

Điều này nói tới những kỹ năng giúp trẻ trưởng thành hơn và tự lập hơn trong cuộc sống. Các kỹ năng cơ bản nhất như kĩ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự vệ sinh cá nhân, kỹ năng giúp đỡ những người xung quanh…

Các kỹ năng đó được cụ thể hóa trong công việc hàng ngày của các con như tự xúc cơm ăn, tự thay đồ, tự thu dọn đồ chơi, thu xếp sách vở đi học, tự đánh răng  rửa mặt, bỏ rác vào thùng, xả nước khi đi vệ sinh, lấy bát đũa trong bữa ăn, bật điều khiển tivi…

các bậc làm cha làm mẹ nên dạy con từng bước nhỏ như vậy và cũng đừng nên thúc giục hay làm thay cho trẻ. Ban đầu có thể trẻ sẽ làm rất chậm, rất mất thời gian nhưng về sau trẻ sẽ thành thục công việc này thơi. Cái gì cũng có những sự khởi đầu mà.

– Cho trẻ tham gia vào những công việc trong gia đình: 

Bạn đừng nghĩ rằng trẻ còn quá bé không thể làm được gì, chỉ giỏi gây rắc rối và phiền hà. Hãy thay suy nghĩ tiêu cực đó bằng những suy nghĩ tích cực hơn là đây chỉ là khởi đầu rồi con sẽ làm được những điều mình mong muốn. 

Chẳng hạn, bạn có thể cho trẻ phụ giúp nhặt rau, lau bàn ăn…những công việc tưởng chừng đơn giản này sẽ góp phần tạo nên tính tự lập, dần dần hình thành kĩ năng rất tốt cho trẻ.

– Duy trì thói quen cho trẻ: 

Bằng cách là thường xuyên nhắc nhở con về những công việc mà con phải làm theo đúng thời gian cho phép.

– Khích lệ, động viên khi con làm tốt công việc được giao: 

Bạn nên nhớ rằng một lời khen có tác dụng rất lớn trong việc trẻ tạo động lực và hứng thú hơn với những công việc được giao và giúp trẻ khẳng định giá trị của mình trong gia đình

Hy vọng rằng, một vài lời chia sẻ nhỏ trên đây các bậc phụ huynh có thể tham khảo được và áp dụng để có hiệu quả tốt nhất!

Hãy cùng Trung tâm gia sư Nha Trang chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân.

Viết một bình luận

Gọi Tư Vấn - Học Thử Miễn Phí
test_ai