Trong 12 năm đèn sách, học sinh luôn luôn phải chịu bao nhiêu là áp lực đè nặng lên đôi vai bé bỏng. Có người sẽ nỗ lực, phấn đấu để vượt qua và những người đấy sẽ có kết quả học tập cao. Còn có người thì không chịu nổi những áp lực này dẫn đến việc chán nản, bỏ bê việc học hành…
thậm chí đây còn là nguyên nhân khiến trẻ tự tử. Các bậc phụ huynh và các bạn gia sư nên tìm hiểu rõ những áp lực này của học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp và tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Bài viết cùng chuyên mục có thể cha mẹ quan tâm:
– 9 Thực phẩm giúp con phát triển chiều cao tốt nhất
– Áp lực từ phía gia đình:
Là người cha người mẹ thì việc kỳ vọng vào con cái mình là điều dễ hiểu nhưng đôi khi chính sự kỳ vọng của cha mẹ đã vô tình khiến cho trẻ gánh nặng trách nhiệm trên đôi vai non nớt của mình. Bởi vì, khi trẻ không đáp ứng được kỳ vọng ấy, mong mỏi ấy thì cha mẹ lại la mắng, trách phạt rất khắt khe. Điều đó dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ thường chống đối, phá phách, nổi loạn…thậm chí có trường hợp trẻ vì suy nghĩ bồng bột mà tìm đến với cái chết.
– Áp lực từ phía thầy cô giáo:
Trong thời gian học tập trên trường lớp trẻ cũng chịu những áp lực vô cùng mệt mỏi từ phía giáo viên. Áp lực vì hoàn thành hàng loạt bài tập chồng chất vì ngày nào cũng phải làm bài tập, ngày nào cũng phải chuẩn bị bài mới. Rồi khi trẻ không hoàn thành các nhiệm vụ được giao là trẻ lại chịu phạt. Tình trạng này kéo dài theo thời gian thì trẻ lại càng chán nản đối với việc học và đánh mất luôn hứng thú học tập.
– Áp lực làm học sinh giỏi:
học sinh giỏi luôn là mục đích trẻ hướng tới và mong muốn đạt được. Nhưng khi trẻ đạt được danh hiệu học sinh giỏi rồi thì trẻ phải chịu áp lực gấp đôi bình thường. Vì trẻ phải phấn đấu, chăm chỉ học hành ở trên lớp, ở trung tâm nâng cao kiến thức để có thể giữ danh hiệu đấy trong kỳ sau, năm sau…Đấy là tâm lý chung của những học sinh giỏi vì các em sợ nếu không phấn đấu ngày đêm như vậy thì lỡ may tuột mất danh hiệu đó thì gia đình, thầy cô thất vọng và nhất là các em sẽ cảm thấy chán chường, thất vọng, xấu hổ, tự ti vì không bằng bạn bằng bè.
– Áp lực phải thi trường chuyên, lớp chọn:
Trường chuyên, lớp chọn là địa điểm học tập tốt, lý tưởng cho học sinh vì ở đó có trang thiết bị học tập hiện đại, có đội ngũ giáo viên có thành tích cao và học sinh được tạo mọi điều kiện để học tập. Bởi vậy, nên không biết bao bậc cha mẹ đã hy vọng con mình phấn đấu để thi đỗ các trường điểm. Một khi niềm hy vọng này tan vỡ thì sự thất vọng bao trùm cả cha mẹ rồi cả học sinh nữa vì tốn biết bao công sức, thời gian mà không đạt được mục đích mong muốn. Khi trẻ rơi vào trường hợp này thì trẻ lại càng chịu áp lực hơn, chán nản hơn.
– Áp lực thi đỗ đại học:
Càng lớn học sinh càng phải đối đầu với nhiều áp lực. Cổng trường đại học là cánh cổng danh dự, tự hào chứng tỏ năng lực và công sức học tập của học sinh, vậy nên nhà nhà, người người ngày đêm “văn ôn võ luyện” nhiều năm tháng để đạt được ước mơ.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ cho rằng những người thi đỗ đại học mới là người chiến thắng còn ai thất bại là kẻ thua cuộc. vì quan điểm này mà bố mẹ càng kỳ vọng và gây sức ép cho con cái.
Khi học sinh chịu áp lực từ nhiều phía như vậy mà vẫn vượt qua được thì đó là những em có nghị lực phi thường và vững vàng. Nhưng bạn nên nhớ có mấy ai làm được điều đó và phần đông là học sinh đầu hàng, chán nản, bỏ bê học hành.
Bởi vậy, các bậc làm cha làm mẹ cũng như các giáo viên, gia sư nên biết những điều này để hiểu,chia sẻ cùng các em và giảm bớt những áp lực đã và đang đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của học sinh.
Hãy cùng Trung tâm dạy kèm tại nhà gia sư Uy Tín Nha Trang chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân.